K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

to ngu van

10 tháng 11 2017

a) Bốn từ mượn là:

+ Sứ giả

+ Tráng sĩ

+ Trượng

+ Giặc ( từ này chưa chác đã phải nha!)

b) Từ đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn ca ngợi hình tượng tráng sĩ đánh giặc cứu nước và truyền thống nhân dân ta sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nước. ( câu này mình cũng chưa chắc chắn lắm nha)

banhquaMình được 9 điểm bài kiểm tra văn 1 tiết thôi nên nhiều cái mình cũng chưa chắc chắn. Xin lỗi nhé! Lúc nào bạn thi xong cho mình biết điểm của bạn nha! Chúc bạn học tốt!

26 tháng 7 2017

viết đề có dấu đi cậu, khó đọc lắm...

Câu 2: tuy bien/ rat dong nhung toi/ chi chu y toi mot cau be.

 

     

16 tháng 2 2017

bài 2: Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
“Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhoà, cô vỗ về an ủi, mẹ dỗ dành yêu thương... Ngày đầu tiên thế đó, cô giáo như mẹ hiền, cô như là cô tiên....". Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
Tôi vốn là đứa trẻ nhút nhát và hay ngượng ngùng. Những ngày chuẩn bị vào lớp một, tôi đã sợ và xin mẹ không bắt tôi đến trường. Trong khi chúng bạn, ai cũng háo hức đón chào năm học mới, đánh dấu kết thúc thời kf “trẻ con” bước vảo trường tiểu học. Hôm khai trường, mẹ phải dỗ dành mãi tôi mới chịu đi. Buổi sang hôm ấy, bước trên con đường làng quen thuộc mà tôi thấy như xa lạ. Học trò xúng xính trong bộ quần áo mới, nô nức nắm tay nhau đến trường.
Bước chân vào cổng trường mà tôi thấy run run. Nhìn xung quanh đông đúc người đi lại. Học trò cũ lâu ngày không gặp nhau, nô đùa cười khúc khích. Những học trò vào lớp một như tôi đứng cạnh mẹ, mắt tròn xoe nhìn lạ lẫm. Sân trường mỗi lúc một đông hơn. Bỗng “tùng... tùng... tùng.. ” ba hồi trống vang lên giòn giã. Những tiếng trống trường tôi đã có dịp nghe sao hôm nay thấy to và vang dội lạ lùng, tim tôi đập rộn lên, tay nắm chặt tay mẹ , các bạn học sinh đã xếp hàng ngay ngắn. Mẹ đưa tôi ra trước cửa lớp. Tôi sợ quá nép sau lưng, nhắm chặt hai mắt, bám áo mẹ không chịu rời. Rồi cô giáo đọc đến tên tôi để vào lớp. Tôi như ù ù hai bên tai, nghe không rõ nữa. Chỉ biết một lúc lâu tôi vẫn đứng yên bên mẹ. Tôi thấy vui vui vì không phải vào lớp và có thể về nhà. Nhưng bất ngờ, một bàn tay đặt lên vai tôi nhẹ nhàng. Tôi giật mình quay lại thì gặp ngay một nụ cười rạng rỡ, thân thiện. Tôi đứng lặng hồi lâu trước vẻ đẹp của cô giáo. Cô mặc tà áo dài thướt tha, mái tóc đen mượt thả trên đôi vai bé nhỏ. Đôi mắt cô long lanh nhìn thẳng vào tôi khiến tôi thấy choáng ngợp. Nhìn cô, tôi như thấy mùa thu đang tỏa nắng. Bàn tay cô nhè nhẹ nắm lấy tay tôi đang bám chặt tà áo mẹ, âu yếm lau những giọt nước mắt trên má tôi rồi dắt tôi vào lớp. Lạ lùng thay, tôi ngoan ngoãn bước theo cô. Cô giống một ảo thuật gia đang thôi miên tôi, từng chút một. Chỉ đến khi cô đưa đến chỗ ngồi gần cửa sổ, tôi mới như chợt tỉnh lại nhìn vội ra sân xem mẹ đang ở đâu. Tìm mãi mà không thấy mẹ. Có lẽ mẹ đã về từ bao giờ.
Ngồi một mình bên cửa sổ, tôi vẫn lạnh lùng nhìn ra cửa như không để ý đến ai trong lớp. Tôi cố thu mình lại mong không ai trông thấy. Nhưng cô giáo đã kịp phát hiện ra tôi. Cô kéo tôi lại với không khí của lớp học. Cô giới thiệu về cô, cô Hương Lan. Cái tên mới đẹp đẽ làm sao, đẹp như người cô vậy. Rồi cô giới thiệu từng bạn, từng bạn một. Đến lượt tôi, cô đặt tay lên vai như để động viên, thể hiện niềm tin tưởng. Tôi thấy trong lòng vững tâm hơn. Cô đã truyền cho tôi một sức mạnh diệu kì.
Buổi học đầu tiên thật dễ chịu. Cô và chúng tôi làm quen với nhau nhiều hơn. Thỉnh thoảng lơ đễnh, tôi vẫn nhìn ra cửa sổ, mong buổi học kết thúc thật nhanh để được về nhà. Dường như đọc được suy nghĩ đó nên khi quay lại nhìn, tôi bắt gặp ánh mắt cô đang nhìn tôi như muốn nói: hãy cố gắng lên em. Đôi mắt ấy, ánh nhìn ấy đã thu hút tôi, giúp tôi không nhìn ra ngoài nữa mà chăm chú vào bài giảng hơn.
Giờ ra chơi, tôi vẫn thu mình trong vỏ ốc. Tôi ngại làm quen với các bạn, chỉ ngồi một góc trông các bạn chơi. Tôi lại nhớ hồi còn ở nhà chơi chuyền với cái Kẹo, cái Thơm... chơi dây với bọn thằng Hiển vui biết bao. Còn giờ đây, tôi chỉ có một mình. Đang miên man suy nghĩ thì cô giáo đi xuống, vẫn ánh mắt nhìn thật ấm áp, cô như muốn nói với tôi: đừng u buồn. Hiểu điều cô muốn nói, tôi mỉm cười thật tươi tắn. Đây có lẽ là nụ cười đầu tiên từ lúc tôi bước đến trường...
Buổi học đầu tiên kết thúc. Học sinh lại vui vẻ ra về. Còn mình tôi trong lớp học, lủi thủi lặng lẽ. Và cũng như buổi sáng, cô giáo lại nắm lấy tay tôi dắt ra cổng trường với mẹ. Cô khen tôi ngoan, chăm học khiến mẹ rất tự hào. Cô chào hai mẹ con, hẹn gặp tôi vào buổi học ngày mai. Tôi ngồi lên xe ra về mà vẫn nhìn theo hình cô. Cô còn đứng đó nhìn tôi, vẫy tay tạm biệt. Đi xa rồi, tôi vẫn cảm nhận được nụ cười của cô, bàn tay ấm áp của cô ở nơi đây, vô cùng gần gũi...
Những ngày đầu đi học với tôi thật khó khăn. Nhưng cô giáo, người mẹ thứ hai dịu hiền ấy đã giúp tôi tháo bỏ vỏ bọc, tự tin bước ra ngoài đón nhận ánh sáng. Và cũng không biết từ bao giờ tôi không còn sợ đến lớp, không còn nhút nhát nữa. Muôn vàn lần tôi muốn nói “Con cám ơn cô”.

Bài 1:

lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...

Bài 2 :

Gióng sinh ra trong 1 hoàn cảnh đặc biệt : Đôi vợ chồng hiếm muộn nay đã 80 tuổi , Bà mẹ đưa chân ướm thử vào 1 dấu chân lạ khổng lồ , bà thụ thai 12 tháng rồi sinh ra Gióng . Cậu bé sinh ra trong sự vui mừng và bất ngờ của cha mẹ . Kì lại và buồn thay ! Gióng lên 3 tuổi không biết nói , không biết cười , không giống như những đứa trẻ khác, cậu không thể bày tỏ đc những nỗi niềm với cha mẹ mình . Gióng sống trong hoàn cảnh nghèo khó , dân làng phải góp gạo nuôi cậu . Qua những chi tiết đó thể thiện Gióng là biểu tượng của nhứng người nghèo khổ , đại diện cho những người nông dân trong Xã hội xưa , tàn ác , dã man , hung tợn , không có tình thương giữa con người với con người . Cùng là người với nhau tại sao những con người tàn bạo , xâm chiếm lãnh thổ của những người dân nghèo lại không thể hiểu đc tình cảnh khốn cùng của họ . Gióng đc sinh ra và nuôi lớn trong tình yêu thương của những người nông dân cùng cực , những bát gạo nuôi sống cậu hằng ngày tiếp thêm sức mạnh , sự can đảm để cậu đứng lên dành độc lập . Gióng yêu dân làng , nhân dân , cha mẹ , từ 1 cậu bé không may mắn đã trở nên 1 chàng thanh niên cường tráng với vũ khí , chiến giáp đứng ra bảo vệ đất nc , vùng quê nơi những tình cảm đc vun đắp , tình cảm của những con người . Thánh Gióng tượng trung cho hoà bình , là biểu hiện của tình yêu thương , can đảm dám đấu tranh giành lại độc lập dân tộc . 

# Viết hơi vội ~~

17 tháng 12 2018

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

a. Gía trị biểu đạt :

Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.


17 tháng 12 2018

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

a. Giá trị biểu đạt :

Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc

20 tháng 9 2019

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

20 tháng 9 2019

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.